Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nước lấy cảm hứng từ vẹm biển

Mỗi năm, ngành dệt may trên khắp thế giới sử dụng 1,3 nghìn tỷ gallon nước để nhuộm màu quần áo. Hầu hết lượng nước này đều chứa đầy hóa chất độc hại hay thuốc nhuộm và chảy ra sông suối chưa hề qua xử lý. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tại Đại học Khalifa ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tạo ra một vật liệu nano mới có thể làm sạch các loại thuốc nhuộm tạo màu vải và các chất ô nhiễm khác khỏi nước thải công nghiệp ngày càng nhiều hiện nay

bien-phap-ngan-ngua-o-nhiem-nuoc-lay-cam-hung-tu-vem-bien-2

Vật liệu này bao gồm các hạt nhỏ giống như cát, chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường giúp thu thập các chất ô nhiễm trên bề mặt. Đây là loại vật liệu nano – một loại polyme giống như “keo” mà vẹm xanh thường tiết ra loại chất này để dính vào đá, kết hợp với một dung môi. Chuyên gia Enas Nashef cho biết việc tìm kiếm dung môi phù hợp là một thách thức vì hầu hết các dung môi đều độc hại, nhưng nhóm nghiên cứu đã xác định được loại dung môi vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường trong nghiên cứu.

Loại vật liệu nano lấy cảm hứng từ hình dạng của con vẹm đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong phòng thí nghiệm. Hiện tại chuyên gia Nashef đang tìm kiếm các đối tác công nghiệp để thử nghiệm loại vật liệu này trên thực địa. Ông cũng hy vọng có thể nghĩ ra các giải pháp làm sạch khác cho những loại chất ô nhiễm khác, ngoài loại nước cho thuốc nhuộm vải. Nhóm của ông Nashef cũng đang phát triển một vật liệu nano khác – mà theo ông có thể loại bỏ virus khỏi nước thải ở các bệnh viện – một cải tiến có thể giúp quản lý sự lây lan của các đại dịch trong tương lai.

Những vật liệu polyme làm sạch nước này cũng có thể giúp quá trình khử muối bền vững hơn – một yếu tố quan trọng ở Trung Đông, nơi khan hiếm nguồn nước ngọt. Các nhà máy khử muối tiêu tốn rất nhiều năng lượng để loại bỏ muối khỏi nước. Ông Nashef cho rằng việc sử dụng vật liệu nano để xử lý nước ô nhiễm có thể cắt giảm năng lượng cần thiết để làm sạch nước.

Cuối cùng, chuyên gia Nashef hy vọng nhiệm vụ lần này trong phòng thí nghiệm sẽ có tác động tích cực đối với nguồn cung cấp nước và thực sự có ý nghĩa cho thế hệ tiếp theo.

Theo Moitruongvadothi.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!