Nước uống không an toàn có thể dẫn đến loãng xương cùng nhiều căn bệnh khác

Thông qua thực phẩm và nước uống, cadmium (Cd) tích tụ ở thận và xương, gây ra chứng loãng xương cùng nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

Calcium và phosphore lại bị bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu, gây ra các bệnh lý về xương

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người bị gãy xương do loãng xương của châu Á (trong đó có Việt Nam) tính đến năm 2050 có thể chiếm 50% toàn thế giới. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến loãng xương là tuổi cao, hormone sinh dục nữ giảm, hormone cận giáp, thiếu dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch.

Tuy vậy, ít người biết rằng, phơi nhiễm cadmium (Cd) cũng gây ra loãng xương, gãy xương. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, thuộc Bộ năng lượng Mỹ, cadmium giải phóng calcium khỏi xương trong vòng vài giờ sau khi phơi nhiễm.

Cũng theo một nghiên cứu về cadmium được công bố trên tạp chí Bone and Mineral Research năm 2015, khi xâm nhập vào cơ thể, cadmium tích tụ ở thận và xương. Tình trạng nhiễm độc cadmium lâu ngày làm tổn thương chức năng hoạt động của những cơ quan này, tạo sỏi thận.

Calcium và phosphore lại bị bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu, gây ra các bệnh lý về xương như yếu xương, biến dạng xương, hủy mô xương (osteomalacia), chứng loãng xương (osteoporosis)… 

Cadmium xâm nhập cơ thể chủ yếu qua thực phẩm và nước uống. Nguồn cadmium trong tự nhiên tăng cao do sự bùng nổ của các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim, làm pin, chạy lò phản ứng… Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, chất thải độc hại cũng có thể dẫn đến nguồn nước bị nhiễm cadmium.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giảm nguy cơ phơi nhiễm cadmium, cần chú ý những biện pháp lọc nước theo khuyến khích của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường. Đó là sử dụng hóa chất để keo tụ làm lắng cặn hoặc màng lọc có kích thước khe lọc siêu nhỏ.

Nhiều phương pháp lọc nước hiện đại được tích hợp công nghệ lọc màng UF kết hợp UV, lọc thẩm thấu ngược RO… Trong đó, lọc RO là công nghệ tiên tiến nhất được sử dụng tại các nước phát triển như Mỹ.

Với những phương pháp này, nước uống sau khi lọc sẽ đạt quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT – quy chuẩn quốc gia cao nhất dành cho nước uống tại Việt Nam. Để cấp chứng nhận này, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã thực hiện một quy trình xét nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đảm bảo nguồn nước đạt quy chuẩn 27 nguyên tố hóa lý và vi sinh vật độc hại nằm trong ngưỡng cho phép. Độc giả tìm hiểu thêm về QCVN6-1:2010/BYT 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!