Rác thải thực phẩm làm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Lãng phí thực phẩm không chỉ là bỏ phí thực phẩm có thể cung cấp cho hàng triệu người đói mà nó cũng là một vấn đề khí hậu đáng quan tâm bởi 31% thực phẩm bị lãng phí đồng nghĩa với 31% năng lượng, nước và vật liệu được sử dụng để trồng trọt, thu hoạch, đóng gói, phân phối và lưu trữ cũng được sử dụng một cách vô ích. Kết quả là lượng thức ăn dư thừa trọng lượng tương đương với 5,5 triệu chiếc xe bus, nó sẽ thải ra một lượng khí nhà kính thảm khốc.

Nguồn chất thải thực phẩm

Rác thải thực phẩm từ năm lĩnh vực phát sinh: tổ chức, thương mại, công nghiệp, khu dân cư và các dịch vụ cửa hàng kinh doanh thực phẩm.

Lượng nước được sử dụng

Ngân hàng Thế giới cho biết, gần một phần tư diện tích đất canh tác trên Trái đất được sử dụng cho nông nghiệp có tưới nước. Các ngành nông nghiệp khác nhau cần lượng nước tưới khác nhau. Trong đó, nền nông nghiệp chăn nuôi đòi hỏi nhiều nước nhất. Người ta ước tính rằng cần 2498 lít nước để sản xuất chỉ một chiếc bánh hamburger, gần gấp 4 lần lượng nước một người đồ uống trong một năm.

Tương tự như số liệu thống kê đáng báo động của Hoa Kỳ, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc ước tính rằng một phần ba nguồn cung cấp lương thực toàn cầu không bao giờ được tiêu thụ.

Lượng carbon sinh ra

Thực phẩm bắt đầu tạo ra carbon dioxide kể từ khi hạt giống được gieo trồng hoặc động vật được sinh ra. Để nuôi sống 7,9 tỷ người trên thế giới, rừng thường bị phá để nhường chỗ cho nông nghiệp. Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết việc sản xuất thịt bò và đậu nành là nguyên nhân của hơn 2/3 việc mất môi trường sống ở Amazon. 

Quá trình canh tác, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, đóng gói thực phẩm chiếm một phần lớn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nhiều loại cây trồng.

Vấn đề đóng gói

Nhựa rất phổ biến cho các mặt hàng thực phẩm vì nó rẻ, nhẹ, dẻo và hợp vệ sinh. Thật không may, nó cũng không thể phân hủy và có thể mất hàng trăm năm để phân hủy, tùy thuộc vào loại nhựa. Tệ hơn nữa, các hộp nhựa đậy kín đựng thức ăn thừa còn làm chậm quá trình phân hủy của thức ăn, làm tăng phát thải khí metan.

Bao bì nhựa thường không thể tránh khỏi, nhưng lượng nhựa được sản xuất có thể giảm đi nếu nó không bị lãng phí vào thực phẩm được đổ vào các bãi chôn lấp hàng năm. 

Khí metan từ chất thải thực phẩm

Một trong những hậu quả tàn phá nhất của việc thải bỏ thực phẩm mỗi năm là các vật liệu hữu cơ metan sinh ra khi vi khuẩn của chúng phân hủy. Metan là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mà theo báo cáo, nó có sức làm nóng lên trong khí quyển gấp 80 lần so với carbon dioxide.Tất nhiên, thực phẩm chủ yếu tạo ra khí metan khi nó thối rữa trong các bãi chôn lấp.

Vấn đề về thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng trong cuộc sống, chế độ dinh dưỡng có trong thực phẩm luôn là nguồn cung cấp cần thiết cho cơ thể bản thân và gia đình bạn. Tuy nhiên, chúng ta nên có kế hoạch mua sắm đúng và đủ, tìm hiểu cách bảo quản để hạn chế và cắt giảm việc lãng phí thực phẩm.


THEO: TREE HUGGER

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!